Phân loại Hệ_keo

Thường các hệ keo được phân loại theo trạng thái vật lý của môi trường phân tán và của các hạt keo:

 Chất phân tán
KhíLỏngRắn
Môi trường phân tánKhíKhông có: tất cả các khí đều có thể hòa tan đượcAerosol lỏng (khí dung),
Ví dụ: Sương mù
Aerosol rắn,
Ví dụ: Bụi, Khói xe
LỏngBọt,
Ví dụ: Kem sữa đánh đặc
Nhũ tương,
Ví dụ: Sữa, máu
Sol (Dung dịch keo),
Ví dụ: Sơn, mực
RắnBọt rắn,
Ví dụ: Polystyrene, đá bọt
Gel,
Ví dụ: Gelatin, mứt, pho mát, ngọc mắt mèo
Sol rắn (Dung dịch keo rắn),
Ví dụ: Thủy tinh Ruby

Ngoài ra còn có cách phân biệt các hệ keo theo đặc tính tương tác giữa chất phân tán và môi trường phân tán: kỵ nước hay ưa nước.

  • Kỵ nước: được đặc trưng bởi tương tác yếu giữa chất phân tán và môi trường phân tán, năng lượng bề mặt lớn. Đây là dạng hệ keo phổ biến.
  • Ưa nước: được đặc trưng bởi tương tác mạnh giữa chất phân tán và môi trường phân tán, làm giảm năng lượng bề mặt.